Tàng hồng hoa và công dụng bổ ích cho người dùng

Tàng hồng hoa và công dụng bổ ích cho người dùng

Tàng hồng hoa dược liệu được coi là một loại thảo dược đặc biệt, thường tìm thấy trong các bài thuốc đông y, có tác dụng  giảm đau đầu, đau cơ toàn thân, giảm đau bụng kinh, ứ huyết và điều hòa kinh nguyệt. Hãy cùng khám phá những điểm độc đáo và công dụng kỳ diệu của cây thuốc hồng hoa trong bài viết dưới đây.

Tàng hồng hoa là gì?

Hồng hoa còn có tên gọi khác là đỗ hồng hoa, hồng lam hoa, hồng hoa thái, cây hoa rum, hạt kham, kết hồng hoa, mạt trích hoa… vị cay, tính ấm. Hồng hoa được biết đến là một loại dược liệu quý có tác dụng trong điều hòa kinh nguyệt, trị đau do ứ huyết, đau bụng kinh… rất tốt cho phái nữ

Tác dụng của vị thuốc hồng hoa

Tác dụng co giãn tử cung

Nước sắc Hồng hoa được đem đi thử nghiệm lâm sàng trên tử cung cô lập và không cô lập; trên tử cung bình thường và tử cung có chửa của chuột lang, chuột bạch, mèo, thỏ và chó thấy có tác dụng kích thích lâu dài. Còn có tác dụng kích thích trên ruột các loài trên nhưng có thời gian tác dụng ngắn hơn.

Lưu Thiệu Quang ở Trung Quốc có thí nghiệm tác dụng cao lỏng Hồng hoa lên tử cung cô lập của chó và mèo, nhận xét thấy dù tử cung của chúng có thai hay không, đều có tác dụng làm tăng sự co giãn, nhưng cuối cùng thì không co giãn được nữa. Nếu rửa thuốc đi tử cung sẽ trở lại bình thường.

Tác dụng hạ huyết áp và giảm cholesterol

Nước sắc Hồng hoa làm hạ huyết áp trong thời gian dài của chó và mèo, làm tăng sự co bóp của tim, co nhỏ mạch máu thận và co cơ trơn phế quản của chuột bạch.

Hồng hoa còn có tác dụng giảm mức cholesterol máu và không ảnh hưởng rõ rệt đến mức α/β lipoprotein và mức lipid toàn phần lượng máu chuột cống trắng đã được gây tăng thực nghiệm mứa lipid máu.

Tác dụng trên hệ tuần hoàn

Cao chiết với nước nóng của Hồng hoa có tác dụng ức chế hoạt tính men phosphodiesterase của tim thỏ. Hồng hoa làm tăng nhanh quá trình tái tạo gan do cải tạo tuần hoàn gan. Hỗn hợp polysaccharid của Hồng hoa có tác dụng kích thích miễn dịch không đặc hiệu.

Lưu ý khi sử dụng tàng hồng hoa

    • Phụ nữ có thai hoặc kinh nguyệt nhiều không được dùng hồng hoa.
    • Người có huyết áp cao cũng không nên dùng vị thuốc Hồng hoa.
    • Không nên dùng liều lượng nhiều vì có thể gây phá huyết, tiêu huyết gây nguy hiểm.
    • Hồng hoa kỵ với trầm hương và xạ hương nên cần lưu ý khi kết hợp.
    • Để đảm bảo sức khỏe và phát huy công dụng của các bài thuốc từ Hồng hoa bạn nên gặp và tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng.

Cách sử dụng tàng hồng hoa với các loại thảo dược khác

    • Giúp hoạt huyết, dưỡng huyết, làm sáng da, chữa nám da: Hồng hoa 9g, đương quy 9g, đào nhân 9g, xích thược 9g, xuyên khung 9g, trạch lan 9g, hương phụ 9g, sài hồ 9g, đan sâm 15g, sinh khương 3 lát, đại táo 3g, hành trắng 3 đoạn ngắn. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia 2 lần uống.
    • Chữa tóc rụng, kích thích tóc mọc: Hồng hoa 60g, can khương (gừng khô) 90g, đương quy 100g, xích thược 100g, sinh địa 100g, trắc bách diệp 100g. Tất cả thái vụn, ngâm với 300ml cồn 75%, sau 10 ngày có thể dùng. Hàng ngày thấm cồn thuốc bôi lên chỗ lông, tóc bị rụng 3-4 lần.
    • Cải thiện chức năng gan, làm đẹp da mặt, chữa sạm da: Hồng hoa, sài hồ, bạc hà, chi tử, quy vĩ, xích thược – mỗi vị đều 30g. Nghiền thành bột mịn, trộn với mật hoàn viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g.
    • Món ăn bài thuốc hỗ trợ làm đẹp da và tóc: Hồng hoa 10g, đương quy 10g, đan sâm 15g, gạo nếp 80g. Sắc các vị thuốc, chắt lấy nước bỏ bã, cho gạo vào nấu thành cháo. Chia ăn trong ngày. Dùng trong các trường hợp huyết hư (thiếu máu), huyết ứ, da khô, sạm, kém tươi.

DƯỠNG SINH BẰNG TAY – DÙNG NGAY DUNG NGUYÊN ĐƯỜNG
——————————————————
DUNG NGUYÊN ĐƯỜNG -XU HƯỚNG DƯỠNG SINH ĐỨNG ĐẦU 2024

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *