Nhân sâm là một nguyên liệu thảo dược được nằm đánh giá là 1 trong 4 vị thuốc thượng hạng của Đông Y (Sâm, Nhung, Quế, Phụ) có tác dụng rất hiệu quả đối với sức khỏe người sử dụng. Bài viết này sẽ cho các bạn thấy được “nhân sâm là bài thuốc thần kỳ”.
Tìm hiểu về nhân sâm
Thành phần của nhân sâm
Thành phần chủ yếu của nhân sâm gồm saponin triterpenoid tetracyclic, nhóm dammaran (gọi chung là ginsenoside). Ngoài ra, nhân sâm còn chứa 7 hợp chất polyacetylen, hợp chất K, vitamin E và vitamin C, 17 axit béo (axit palmitic, axit stearic, oleic…) trong đó có đủ 8 loại axit cần thiết cho cơ thể và 20 nguyên tố hóa học bao gồm sắt, mangan, coban, selen, kali.
Các loại sâm phổ biến trên thị trường hiện nay
Phân loại theo phương pháp chế biến
Sâm tươi: Sâm được thu hoạch mang về rửa sạch đất cát, giữ nguyên hình thái bên ngoài và được bán dưới dạng tươi.
Hồng sâm: Những củ nhân sâm tươi được tuyển lựa kỹ lưỡng đáp ứng được một số yêu cầu về hình dáng và chất lượng sẽ được đem hấp rồi sấy qua 3 – 6 lần sao cho lượng nước trong nhân sâm giảm xuống còn dưới 14%, khi đó sẽ thu được hồng sâm có màu hồng nhạt, vị ngọt và hơi đắng.
Bạch sâm: Những củ sâm không đạt tiêu chuẩn chế hồng sâm thì đem chế bạch sâm. Đầu tiên củ sâm sẽ được loại bỏ lớp vỏ mỏng, sau đó đem phơi nắng nhiều lần cho đến khi lượng nước trong nhân sâm giảm xuống dưới 14% thì đem đi trần trong nước sôi, tẩm đường và làm khô
Phân loại theo nguồn gốc
Sâm Hàn Quốc: Ở phần đầu của củ sâm Hàn Quốc thường rất rắn chắc, ngắn và khá tròn. Phần chân củ có màu vàng hoàng thổ và to được phân thành chân rất rõ ràng. Sâm Hàn Quốc thường có trọng lượng nặng hơn so với những loại khác. Đặc biệt, nó có mùi thơm nức đặc trưng khi sử dụng.
Sâm Triều Tiên: Có đặc điểm khá giống với sâm Hàn Quốc. Sâm Triều Tiên có mùi thơm dịu nhẹ.
Sâm Mỹ: Có màu vàng nâu, rắn chắc, hình trụ tròn, vỏ có các vân vòng ngang lồi lên, nhiều vết sần ngang dọc, trên đầu có vành củ rõ rệt. Mặt cắt phẳng, màu trắng ngà, hơi bột. Vị hăng đắng, hậu ngọt và có mùi thơm mát đặc trưng.
Sâm Trung Quốc: Ở phần đầu củ sâm thì hơi mềm và thon dài. Thân củ sâm thường có màu trắng. Cơ cấu ở bên trong củ sâm nhìn khá xốp. Phần dưới chân sâm có hình dáng không rõ ràng, có cùng kích thước và trọng lượng khá nhẹ, không chắc.
Sâm Việt Nam: Có các đốt như đốt trúc với các mắt sâm chính là số năm tuổi. Củ có phần đầu nhỏ và mềm, thân màu trắng và xốp, rễ hầu hết mọc từ thân sâm, mùi thơm nhẹ. Sâm Ngọc Linh là loại vô cùng quý hiếm.
Tác dụng của nhân sâm trong đông y
Theo đông y, nhân sâm có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn (ấm) quy vào kinh tâm, tỳ, phế, có tác dụng đại bổ nguyên khí, giúp bồi bổ sức khỏe, nâng cao thể lực, ích huyết, sinh tân dịch, ích trí, làm sáng mắt, trừ tà khí, làm chậm lão hoá, tăng tuổi thọ. Nhân sâm thường được dùng cho người suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh thường hoảng hốt, bất an, tỳ vị hư sinh nôn mửa, phế hư suyễn khái, tự hãn, kiện vong, huyễn vựng, nam giới di tinh liệt dương, trẻ em kinh giật, phụ nữ băng lậu. Tác dụng chi tiết sau đây
Giảm căng thẳng tâm thần
Nhân sâm là dược liệu có thể cải thiện giúp con người tỉnh táo về tinh thần, thay đổi tâm trạng và giảm cảm giác mệt mỏi. Nhân sâm được biết đến là loại thảo dược thay thế các loại thuốc chống trầm cảm và lo âu. Khi một người đang phải trải qua tình trạng căng thẳng tinh thần quá mức, các kích thích tố tuyến thượng thận (cortisol, adrenaline và noradrenaline) sẽ tăng tiết và gây ra những các vấn đề sức khỏe khác. Nhân sâm có thể giúp bạn cân bằng lượng adrenaline trong cơ thể.
Kích thích hệ thống miễn dịch và thần kinh
Tác dụng nhân sâm là tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Các chuyên gia cho rằng nhân sâm có thể cải thiện chất lượng cuộc sống. Đặc tính Adaptogenic có trong thành phần của nhân sâm có tác dụng kích thích sự trẻ hóa tế bào và có thể khôi phục các tế bào bị hư hại ở những người lớn tuổi. Nhân sâm cũng có thể giúp chống lại bệnh cúm và các bệnh truyền nhiễm khác.
Điều trị bệnh tiểu đường
Lượng đường trong máu có thể giảm đáng kể bằng cách sử dụng các chế phẩm từ nhân sâm. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường, không nên sử dụng cùng một lúc thuốc với nhân sâm để tránh có thể làm cho lượng đường huyết bị giảm xuống mức quá thấp. Trước khi sử dụng nhân sâm, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa Nội tiết.
Ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư
Sự phát triển của một số loại tế bào ung thư có khả năng bị ức chế bởi nhân sâm. Theo những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, thành phần ginsenosides có trong nhân sâm có tác dụng chống lại khối u và có thể gây tổn thương các tế bào ung thư buồng trứng, ung thư phổi, tế bào ung thư tuyến tiền liệt và các tế bào thần kinh. Ngoài ra, nhân sâm cũng có chức năng ức chế sự phát triển chu kỳ tế bào và làm chậm quá trình tăng trưởng của tế bào ung thư.
Giảm nồng độ cholesterol
Trong một số nghiên cứu gần đây, nhân sâm đã được tìm thấy có khả năng làm giảm nồng độ cholesterol LDL (cholesterol xấu). Các nhà khoa học chứng minh rằng thành phần ginsenosides chứa trong sâm hữu dụng cho việc giảm mức cholesterol trong cơ thể.
Giảm mệt mỏi
Vai trò của adaptogenic có trong thành phần của nhân sâm làm thay đổi sinh lý trong cơ thể để thích ứng với sự mệt mỏi do làm việc mệt mỏi hoặc lao động quá sức. Nhân sâm được sử dụng như một loại thảo dược thần kinh trong đông y để giảm căng thẳng và lo âu. Nó có thể giúp thư giãn tinh thần và cải thiện tâm trạng.
CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHỦ ĐỘNG
- Nhanh tay đăng ký để nhận ưu đãi và khuyến mãi tại Dung Nguyên Đường
- Thời gian áp dụng: Từ 8h30 – 21h00 hàng ngày.
- Lưu ý: Đặt lịch tại đây trước khi tới Dung Nguyên Đường nha quý vị.